Kim Vân Kiều Tân Tập

Creator:
Nguyễn Du
Published/Created:
Vietnam
Quảng Thịnh Đường
1906
Notes:
“Kim Vân Kiều Tân Tập” was originally named “Đoạn Trường Tân Thanh”, however its’ most popular name is “Truyện Kiều” or the “Tale of Kiều”. It is a famous poem from the classical Vietnamese literature written in Nôm by the great poet Nguyễn Du (1766-1820). Few people know that Truyện Kiều was based on “Kim Vân Kiều,” a largely forgotten Chinese novel, written by Thanh Tâm Tài Nhân. It was the popularity of Truyện Kiều that intrigued and motivated a Chinese scholar to dig through his own country’s works in order to rediscover a work which had been buried in obscurity from the end of Qing dynasty until the 1950s. According to some theories, Truyện Kiều appeared after Nguyễn Du came back from a diplomatic mission to China (1814). Others have said that Nguyễn Du wrote Truyện Kiều when he held a governmental position in Quảng Bình (1809). Since then, it has drawn strong interest from readers not only in Vietnam but also from all around the world. Truyện Kiều has been reprinted many times and translated into different languages. Inspired by this poem, hundreds of works of criticism, commentary, and poetry have been written. It also has become integrated into paintings, music, stage plays, and motion pictures. Many ordinary Vietnamese people learn Truyện Kiều by heart. They have found that the circumstances, characters, and adversities can still be seen in the everyday lives of every family, even though the poem was written 200 years ago. “Truyện Kiều” tells the life story of Thúy Kiều, a beautiful and talented but unfortunate woman who is forced to sell herself to save her family. From this point on, she experiences countless ups and downs, and her life is turned around as she is thrown into a spiral filled with the cruelties, deceitfulness and injustices of life. Surrounding her are different characters, good and bad: from the young, elegant scholar Kim Trọng, to the cheating playboy Sở Khanh; from a kind but cowardly man named Thúc Sinh, to the strong, heroic gentleman Từ Hải; and from the malicious devil Tú Bà to that wicked woman Hoạn Thư... All of these characters represent different types of people in society. Truyện Kiều is structured by the development of the chain of events and actions of the main character. Human emotion is expressed through descriptions of natural scenes. Even though the plot, locations and names of the characters are based on the “Kim Vân Kiều” story from China, with a rich and unique vocabulary, the manipulation of the rhythm of the lyrics and the smooth flow between sentences, the wise use of metaphor and smart use of comparison, and with ability to go into detailed descriptions, Nguyễn Du has elevated Truyện Kiều to the pinnacle of the art of Nôm poetry. Truyện Kiều is a work for the ages, which will live forever with time. “Kim Vân Kiều Tân Tập” was carved into woodblock by Quảng Thịnh Đường publishing house in 1906. Besides this work, there are different woodblock prints by different publishing houses: • Kim Vân Kiều tân truyện published by Kim Ngọc Lâu during the 25th year in the reign of Tự Đức (1872). • Kim Vân Kiều tân truyện published by Thịnh Mĩ Đường during the 32nd year in the reign of Tự Đức (1879). • Kim Vân Kiều tân truyện published by Quan Văn Đường during the 32nd year in the reign of Tự Đức (1879). • Kim Vân Kiều tân truyện published by Văn Nguyên Đường during the 32nd year in the reign of Tự Đức (1879). • Kim Vân Kiều tân truyện published by Bảo Hoa Các during the 32nd year in the reign of Tự Đức (1879). • Thúy Kiều Truyện tường chú edited by Chiêm Vân Thị in 1905 ? Nguyễn Du (birthname Tố Như (素如), adult name Thanh Hiên (清軒), nickname Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶)) was born on January 3rd, 1766 in Bích Câu ward, Thăng Long capital (now part of Hồ Tây district, Hà Nội city). He grew up in a family with many siblings because his father, Mr Nguyễn Nhiễm (1708-1776), had three wives. His mother, Mrs Trần Thị Tần ( 1740-1778) was the third wife. During his youth, his family was in upper class as his father was an imperial official. However at age 12, after both parents died, he had to move back and forth between living with his half-brother family and living with a friend of his father. The period from 1778 to 1802 was one of the most chaotic periods in Vietnamese history when the Lê-Trịnh regime (1545-1789) was in its final stage, the capital in Thăng Long was disturbed by military officials (1782 - 1786), the Lê had been deposed and then the Tây Sơn brothers took over the control of the North ( 1788-1802) amid long fighting against the Nguyễn army in the South. The political situation became relatively stable when Nguyễn Ánh army defeated Tây Sơn brother army, reunited the North and the South and established the Nguyễn dynasty, the last dynasty of Vietnamese history. Even though Nguyễn Du passed “ thi Hương” in 1783, he did not take any governmental positions until 1802 when he became and official for the Nguyễn dynasty. He held some minor posts until his death in 1820. He was on diplomatic mission to China once (1813-1814). This was probably the time he learned about Chinese literature and read Kim Vân Kiều written by Thanh Tâm Tài Nhân. “….Nguyễn Du is a knowledgeable poet, a master of different Chinese poetry styles. He has written oustanding poems in each of the styles. However, his greatest talent is his ability to compose in Nôm, the evidence of which lies in Truyện Kiều. Using the 6-8 verse style, Nguyễn Du transforms a prose novel into a poem. Within this framework, realities and emotions are sophisticately expressed. Readers can hear the sound of life, see the colors of nature, feel all the angels, layers of human complexity. And among all those sounds, colors, angels, layers…Nguyễn Du appears with a strong heart, outpouring of love and burning with anger. These are the most unique and positive features in his works. They bring a special vitality to all his poems….” ( Excerpt of “ Nguyễn Du-His work and life” by Nguyễn Huệ Chi printed in Literature magazine November 1966).
“Kim Vân Kiều Tân Tập” khi mới ra đời lấy tên “ Đoạn Trường Tân Thanh”, tuy nhiên cái tên phổ biến nhất của tác phẩm này là “Truyện Kiều”. Đây là tác phẩm thơ Nôm nổi tiếng của nền văn học cổ đại Việt Nam, được sáng tác bởi đại thi hào Nguyễn Du ( 1766-1820). Ít ai biết rằng, Nguyễn Du viết Truyện Kiều dựa trên một cuốn tiểu thuyết đã từng bị lãng quên và bị coi là rẻ tiền ở Trung Quốc, tác phẩm Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân. Chính sự nổi tiếng của Truyện Kiều đã khiến một học giả người Trung Quốc lục tìm lại tác phẩm của nước mình bị vùi sâu trong quên lãng từ cuối đời nhà Thanh cho đến những năm 50 của thế kỷ XX. Có thuyết cho rằng Truyện Kiều ra đời sau khi Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc (1814). Lại có thuyết nói ông viết trước đó, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1809). Kể từ khi ra đời cho đến nay, Truyện Kiều đã thu hút sự chú ý của đông đảo người đọc không chỉ ở VN mà khắp nơi trên thế giới. Truyện Kiều đã được in và tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau và từ đó đã xuất hiện không ít các lời bình Kiều, vịnh Kiều, lẩy Kiều , không những thế Truyện Kiều còn đi vào các tác phẩm hội họa, âm nhạc, sân khẩu, điện ảnh. Nhiều người Việt Nam, qua truyền miệng, thuộc Truyện Kiều như thuộc lòng bàn tay vì nó chứa đựng nhiều hoàn cảnh, nhân vật, trải nghiệm có thể tìm thấy trong cuộc sống hằng ngày của mỗi gia đình dù rằng câu chuyện được viết cách đây hơn 200 năm. Truyện Kiều kể về cuộc đời của Thúy Kiều, một người con gái xinh đẹp, tài năng nhưng cũng lắm truân chuyên, nàng buộc phải bán thân để cứu gia đình để rồi từ đó trải qua biết bao thăng trầm, bể dâu trong vòng xoáy đầy tàn bạo, dối trá và bất công của cuộc đời. Xung quanh Thúy Kiều là một loạt các nhân vật tốt có, xấu có, từ chàng Kim Trọng thư sinh, nho nhã đến tên Sở Khanh đểu cáng, chơi bời, từ chàng Thúc Sinh hiền lành nhưng sợ vợ đến Từ Hải oai phong, ngang tàng, rồi một Tú Bà bất nhân, độc ác đến ả Hoạn Thư ghen tuông đến mức tàn nhẫn ….tất cả tượng trưng cho những loại người khác nhau tồn tại trong xã hội. Truyện Kiều được cấu trúc trong sự phát triển của chuỗi các sự kiện và hành động của nhân vật chính. Cảm xúc nhân vật được thể hiện thông qua tả cảnh. Mặc dù cốt truyện, địa danh cũng như tên các nhân vật đều dựa trên tác phẩm Kim Vân Kiều của Trung Quốc nhưng với vốn từ vô cùng phong phú, đặc sắc, cách vận dụng nhịp điệu ca từ, luyến láy trong từng câu chữ, biệt tài ẩn dụ, so sánh thông minh, khả năng mô tả đi sâu vào từng chi tiết, Nguyễn Du đã đẩy Truyện Kiều lên đỉnh cao của nghệ thuật thơ Nôm. Truyện Kiều là một tác phẩm để đời, sống mãi với thời gian. Kim Vân Kiều Tân Tập được nhà xuất bản Quảng Thịnh Đường khắc in năm 1906. Ngoài ra còn có các bản: • Kim Vân Kiều tân truyện: Kim Ngọc lâu tàng bản, Tự Đức thứ 25 (1872). • Kim Vân Kiều tân truyện: Thịnh Mĩ đường tàng bản, Tự Đức thứ 32 (1879). • Kim Vân Kiều tân truyện: Quan Văn đường tàng bản, Tự Đức thứ 32 (1879). • Kim Vân Kiều tân truyện: Văn Nguyên đường tàng bản, Tự Đức thứ 32 (1879). • Kim Vân Kiều tân truyện: Bảo Hoa các tàng bản, Tự Đức thứ 32 (1879) • Thúy Kiều Truyện tường chú: Chiêm Vân Thị chú đính, Thành Thái (1905?) Nguyễn Du (tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày 3 tháng 1 năm 1766) tại phường Bích Câu, Thăng Long. Ông sinh ra trong một gia đình đông anh em vì cha ông Nguyễn Nhiễm ( 1708-1776) có đến 3 bà vợ, ông là con của bà vợ thứ 3, bà Trần Thị Tần ( 1740-1778). Thời thơ ấu, ông sống trong nhung lụa do cha làm quan nhưng đến năm 12 tuổi , khi cả cha lẫn mẹ mất, ông lúc thì sống với người anh cùng cha khác mẹ, lúc thì sống với bạn của cha. Có thể nói giai đoạn từ 1778 đến 1802 là giai đoạn có nhiều biến cố trong lịch sử VN khi chế độ vua Lê chúa Trịnh ( 1545-1789) đã ở vào giai đoạn cuối, nạn kiêu binh hoàn hành ở kinh thành Thăng Long ( 1782-1786), nhà Lê bị dẹp bỏ, thay vào đó là nhà Tây Sơn ( 1788-1802) và mãi cho đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi lập ra nhà Nguyễn ( 1802-1945), tình hình chính trị mới tương đối tạm ổn. Mặc dù đỗ thi Hương năm 1783 nhưng mãi đến năm 1802, ông mới ra làm quan dưới thời nhà Nguyễn. Từ lúc này đến khi qua đời năm 1820, ông giữ một số chức quan nhỏ, có lúc được cử đi làm chánh sứ bên Trung Quốc ( 1813-1814). Đây có thể là giai đoạn ông làm quen với văn học Trung Quốc và đọc tác phẩm Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân. “Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật , thất ngôn luật, ca, hành...nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà bằng chứng là ở Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát “có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ. Chính trên cơ sở này mà trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của một bức tranh hiện thực đa dạng. Và giữa những âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong phú đó, Nguyễn Du hiện ra: vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du. Từ thơ chữ Hán đến truyện Kiều, nó tạo nên cái sức sống kỳ lạ ở hầu hết tác phẩm của ông.” ( Trích vài viết “ Nguyễn Du-Tác giả và tác phẩm”của Nguyễn Huệ Chi in trong tạp chí Văn Học tháng 11-1966).
Topics:
Vietnam--Literatures
Topics:
Durand, Maurice M
Accession Number:
1.0004a.029
Language:
Vietnamese
Genre:
manuscripts (AAT)
Format:
Text
Rights:
Copyright status for collection materials is unknown. See finding aid for additional information.
Copyright status for collection materials is unknown. See finding aid for additional information.
The use of this image may be subject to the copyright law of the United States (Title 17, United States Code) or to site license or other rights management terms and conditions. The person using the image is liable for any infringement.
Source Title:
Maurice Durand Papers: Series I: Han Nom texts with Vietnamese
Call Number:
MS 1728
Box:
4a
Folder:
29
Yale Collection:
Manuscripts and Archives
Digital Collection:
Maurice Durand Han Nom
oid pointer:
10868526
OID:
10869617
PID:
digcoll:38423

Number of Pages: 210
256.jpg?authroot=findit.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:38423&ip=44.222.149 256.jpg?authroot=findit.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:38423&ip=44.222.149 256.jpg?authroot=findit.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:38423&ip=44.222.149 256.jpg?authroot=findit.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:38423&ip=44.222.149 256.jpg?authroot=findit.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:38423&ip=44.222.149 256.jpg?authroot=findit.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:38423&ip=44.222.149 256.jpg?authroot=findit.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:38423&ip=44.222.149 256.jpg?authroot=findit.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:38423&ip=44.222.149 256.jpg?authroot=findit.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:38423&ip=44.222.149 256.jpg?authroot=findit.library.yale.edu&parentfolder=digcoll:38423&ip=44.222.149